Những Mạc Khải Mới qua Bí Tích Thánh Thể

TẠI SAO SÁU LẠY CÓ SỨC MẠNH NHƯ VẬY?

Sáu Lạy –  kết hợp với sự thờ phượng Thánh Thể – là những mặc khải quan trọng nhất được ban đến cho Chị Lucia Phan từ thiên quốc. Với nhiều ân sủng và phép lạ – thậm chí là một sự cứu giúp – được ghi nhận qua Sáu Lạy, nhiều câu hỏi đã được đặt ra: “Tại sao Sáu Lạy có sức mạnh đến như vậy?” Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi Sáu Lạy rất mạnh bởi vì Sáu lạy không phải là kết quả từ tài trí của con người nhưng được mặc khải bởi thiên quốc. Vì vậy, Sáu Lạy là một món quà hoàn hảo. Vậy, Sáu Lạy là gì, mà Thiên Chúa và Đức Mẹ sử dụng Sáu Lạy như một cách thực hành cầu nguyện hoàn hảo?

 

Trước tiên, Sáu Lạy giúp toàn bộ con người chúng ta: linh hồn lẫn thể xác tập trung trong lời cầu nguyện. Điều này đầy ý nghĩa, bởi chúng ta kết hiệp linh hồn/thể xác với nhau, không phải chỉ là linh hồn hay thể xác. Đây là điểm quan trọng. Trái với những gì thế giới cho rằng, thân xác thì tốt lành – tốt đến nỗi thân xác của chúng ta sẽ được sống lại vào “ngày phán xét chung” cho đời sau. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có thân xác, vì vậy tại sao chúng ta không dùng thân xác để cầu nguyện?

 

Thánh Đa Minh Cả biết rõ chân lý này; ngài đã thực hành và đã viết về chín cách cầu nguyện bằng linh hồn lẫn thể xác của ngài. Một trong những cách của ngài là nằm phục xuống đất “toàn thân” đã được thực hành bởi rất nhiều vị thánh trong suốt 2,000 năm qua lịch sử Giáo Hội. Chúng ta thường tách rời linh hồn và thế xác trong đời sống thiêng liêng, nhưng Kinh Thánh – và Giáo Hội – dạy rằng thân xác thì tốt lành: Chúa “làm chủ thân xác […]. Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao, chính Thiên Chúa đã ban cho anh em? Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1 Côrintô 6:13, 19-20). Mọi người làm điều này khi thực hành Sáu Lạy, trong một cách thức thẳm sâu hơn là quỳ gối. Vì vậy Sáu Lạy như là lời cầu nguyện đem lại lợi ích rõ rệt khi được kết hiệp với thể xác của chúng ta.

 

Tựa như cách sấp mình sát đất, Sáu Lạy không phải là mới mẻ. Cụ thể, cách phủ phục bằng phương pháp sấp mình sát đất đã được giới thiệu với các Kitô hữu tại Fatima vào năm 1916 bởi Thiên Thần Hoà Bình; điều này được mặc khải chính xác như vậy với Chị Lucia Phan nhưng không có một tên gọi nào được đưa ra. Hơn 100 năm đã trôi qua nhưng con người vẫn chưa tự họ phủ phục như Thiên Thần Hoà Bình đã chỉ dạy, vì vậy sự cúi đầu phủ phục một lần nữa được mặc khải qua Chị Lucia. (Để biết thêm nữa về sự liên quan của việc sấp mình sát đất ở Fatima, xin vui lòng đọc thông điệp Sáu Lạy ngày 19 tháng 8 năm 2014.) Không thể là một sự trùng hợp mà Nữ tu Lucia của Fatima và Chị Lucia Phan mang cùng tên…  Nữ tu Lucia thậm chí đã “phủ phục” trong nhà nguyện tại tu viện của sơ ngay trước khi đón nhận lần hiện ra sau cùng của Mẹ Maria.

 

Những người thực hành Sáu Lạy có thể chứng thực rằng lời cầu nguyện có thể sâu hơn nhiều khi họ đang phủ phục. Sự sấp mình phủ phục là một dấu chỉ đầu phục và phục tùng Thiên Chúa từ nội tâm. Trạng thái thực tại của thể xác được diễn ra cùng lúc với trạng thái thực tại của tâm linh: là lời cầu nguyện khiêm tốn dâng lên Thiên Chúa tối cao và dâng lên Nữ Vương của thiên quốc. Đó là sự tự hạ sấp mình trước Thiên Chúa; đến nỗi nhiều người sẽ không phủ phục bởi vì nó quá mất thể diện, nhưng đó là hai đức tính lớn nhất là khiêm nhường và bác ái.

 

“[…] ‘Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.’ Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định” (1 Phêrô 5: 5-6). “Phàm kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống, còn kẻ hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” (Luca 18:14). Cựu Ước và Tân Ước có đầy đủ những lời trích dẫn như vậy về sự khiêm nhường. Thánh Augustinô và Thánh Grêgôgiô Cả coi sự khiêm nhường là quan trọng – cực kỳ quan trọng đối với đời sống thiêng liêng. Đó là một “yếu tố căn bản” của nhân đức. Đó là một cửa ngõ dẫn đến tất cả các nhân đức khác. Như Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng: “sự khiêm nhường là nền tảng của sự cầu nguyện. Chỉ khi nào chúng ta khiêm nhường thừa nhận rằng ‘chúng ta không biết nên cầu nguyện như thế nào,’ chúng ta sẵn sàng tiếp nhận miễn phí món quà cầu nguyện chưa. ‘Trước nhan thánh Chúa con người là kẻ van xin’” (2559). Nhân loại rất cần phải hạ mình xuống. Thời này con người đang cực kỳ kiêu ngạo. Ngay cả trong Giáo Hội ngày nay, một số người đã tìm cách huỷ bỏ việc quỳ gối!

 

Đã đến lúc con người phải hạ mình trước Thiên Chúa … và không có cách nào tốt hơn là phủ phục. Thiên đàng biết điều này và đó là lý do tại sao Sáu Lạy được ban đến qua Đức Mẹ. Như được mặc khải nhiều lần trong các thông điệp, Mẹ đã phủ phục trong suốt cuộc đời trên trần thế, qua sự đánh giá nào đó không ai phủ phục bằng Mẹ; nhưng Mẹ đã thường xuyên phủ phục. Cho đến nay, nếu người thánh thiện nhất đã phủ phục, còn những người tội lỗi như chúng ta thì sao? Bạn nên tin rằng chúng ta cần phải phủ phục.

 

Hiểu được tư thế phủ phục có một tác dụng tâm lý sâu sắc. Sự phủ phục mang lại sự khiêm tốn vốn có, lời khẩn cầu và lòng tôn kính, tựa như quỳ nhưng đến một mức độ sâu thẳm hơn nhiều bởi vì thân xác đang tự hạ mình xuống.  Điều này nhắn gởi một thông điệp mạnh mẽ cho chính chúng ta rằng chúng ta không là gì trước nhan thánh Chúa, không có gì so sánh được với Thiên Chúa. Những điều là – trong một phương cách bằng thân xác mà có thể diễn đạt và có thể nhìn thấy được – đặt theo đúng trình tự. Tất cả đều nằm trong vị trí của nó: gọn gàng, rõ ràng và trật tự. Thiên Chúa mong muốn trật tự này nơi chúng ta. Chúa không cần được ca ngợi; điều này giúp chúng ta thấy được chúng ta là ai và Thiên Chúa là ai – như vẫn được nói, “Thiên Chúa là Thiên Chúa và chúng ta không phải là Thiên Chúa.”

 

Nhiều ân sủng nhận được một cách dễ dàng khi thực hành Sáu Lạy. Điều này đúng một cách đặc biệt trong khi thờ phượng trước Bí Tích Thánh Thể, nơi tốt nhất để thực hành Sáu Lạy; đó là sự tôn kính, ca ngợi và thờ lạy từ nội tâm. Thân xác đang nói; khi chúng ta dâng những lời chân thành tự đáy lòng, lời cầu nguyện trở nên trọn vẹn và có hiệu lực. Đau buồn vì tội lỗi và lòng tôn kính đến một cách tự nhiên. Tư thế thì vô cùng ý nghĩa – có khi nước mắt rơi xuống mà không rõ lý do. Đây là phần khác biệt khi chúng ta cầu nguyện trong tư thể phủ phục. Sự sâu thẳm có thể nhìn thấy được. Chắc chắn, sự hoán cải được đến nhanh hơn với những người thực hành Sáu Lay.

 

Sáu Lạy dẫn đến sự thinh lặng nội tâm để chúng ta có thể cầu nguyện tốt hơn. Như Thánh Vịnh 46 nói, “Dừng tay lại: Hãy biết Ta đây là Thiên Chúa. […]” Sự bình an nội tâm là hoa quả thừa hưởng của Sáu Lạy, khi chúng ta dâng tất cả điều đó lên Đức Chúa – tâm trí hoàn toàn trong sạch, tuyệt đối mỏng dòn trước Đấng yêu thương chúng ta, trước Lòng Thương Xót và Abba Cha mà với Ngài chúng ta thật sự phó thác tất cả. Thiên Chúa cũng rất hài lòng khi chúng ta phủ phục! Ngài muốn hàn gắn lại mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài qua món quà Sáu Lạy từ Đức Mẹ. Thiên Chúa đã tìm đủ cách cho chúng ta biết làm thế nào để phủ phục, vì mối quan hệ của chúng ta với Ngài hết sức quan trọng.

 

Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Ngài vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Ngài. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Ngài rằng: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với.”

 

Nhưng Chúa đáp:  “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện quá. Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.  (Luca 10:38-42)

 

Chúng ta trong cuộc sống thường là Martha. Ngài muốn chúng ta noi gương Maria qua Sáu Lạy. Cầu nguyện là “linh hồn của hoạt động tông đồ.”

 

Có rất nhiều lý đó khác khiến Sáu Lạy rất hiệu quả. Bất cứ ai cũng có thể thực hiện được Sáu Lạy – thực tế ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Hai phút là một thời gian tối thiểu đủ để dành cho mỗi Lạy, mọi người có thể thực hành cầu nguyện như dài hay ngắn tùy theo họ muốn. (Các thị nhân ở Fatima đã “phủ phục” nhiều giờ trong một lúc.) Ngay cả trong một tình huống xấu nhất, qua đó bản thân mình thực sự không thể phủ phục ðýợc, thiêng ðàng hiểu, một cách ðõn giản các bạn chỉ cúi đầu hay làm điều gì tương đương trong khi dâng mỗi lạy, vì vậy các bạn cũng đang lạy bằng linh hồn.

 

Tính chất trọn vẹn của Sáu Lạy cũng được nhìn thấy với sự phù hợp của nó. Sáu Lạy kết hợp những cảm xúc một cách rõ ràng: tự phát và tự nhiên với những lời cầu nguyện là sự mong đợi vì đó là lời cầu nguyện xuất phát từ con tim. Nếu lời cầu nguyện của chúng ta quá máy móc nó sẽ trở thành hời hợt. Cảm xúc không là tốt hay xấu; chỉ là gì khi chúng ta diễn đạt với cảm xúc mà chúng ta có thể xúc động mạnh với nhân cách đạo đức, như trong trường hợp của, thí dụ, giận dữ – đó là khi chúng ta lấy làm thích thú với cơn giận để nó trở thành tội. Những cảm xúc thì tốt khi được tạo nên bởi Thiên Chúa; cũng như vậy khi cảm xúc có thể và nên là một phần của việc cầu nguyện. Những cảm xúc được kiềm chế lại là một lợi thế của Sáu Lạy. (Cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ hơn sau khi một người đã phạm tội, khi một người biết để hạ mình trước nhan thánh Chúa, khi một người đang bối rối hoặc khẩn trương, hoặc khi một người có nhu cầu đặc biệt). Đây là một cách thực hành cho phép bạn cầu nguyện với toàn bộ thể xác của bạn: trái tim và tâm trí, thể xác và tâm hồn.

 

Trong mỗi lạy có thể cầu nguyện bằng tâm trí (trò chuyện thân mật với Thiên Chúa), được coi là rất quan trọng bởi Nhà Thần Bí vĩ đại và Tiến Sĩ Hội Thánh, Thánh Têrêsa Avila. Sáu Lạy khuyến khích mạnh mẽ mối quan hệ cá nhân với mỗi Ngôi vị trong mỗi lạy. Một ưu điểm khác là Sáu Lạy rất thích hợp với việc tôn thờ Thánh Thể, khi người ta không biết những gì để “làm.” Người ta có thể phủ phục một giờ hoặc nhiều hơn nữa. Cơ thể sẽ quen với điều đó.

 

Hơn nữa, nó đã được mặc khải trong những thông điệp là chúng ta đang trong giai đoạn cuối của lịch sử. Thành thật mà nói, chúng ta sẽ có nhu cầu lớn hơn để đầu phục và khẩn cầu Thiên Chúa ngay lúc này. Đã đến thời điểm của Sáu Lạy. Ví dụ, chúng ta đã thấy rất rõ là những người ở các nước nghèo sẽ thực hành Sáu Lạy trong khi những người trong những đất nước thịnh vượng sẽ không làm bởi vì họ rất kiêu ngạo vì giàu có. Dù vậy, khi họ cần đến Thiên Chúa, như sẽ sắp xảy ra, họ sẽ phủ phục và tin tưởng vào sự mặc khải riêng này. Điều này cũng đã được mặc khải. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta phương cách hoàn hảo để trở về với Ngài qua Sáu Lạy. Như đã thường được đề cập như vậy trong các thông điệp, “giờ đã điểm.”

 

Một lợi thế cuối cùng của Sáu Lạy là khi chúng ta truyền bá Sáu Lạy, Sáu Lạy được thực hiện công khai trong một nhà thờ hay nhà nguyện. Những người khác đơn giản khi nhìn thấy bạn thực hành Sáu Lạy thường gây ấn tượng sâu sắc cho họ. Không có lời nào cần thiết cả. Như có lời nói, “Hãy luôn đi rao giảng Tin Mừng. Khi cần thiết hãy dùng những lời nói.” Truyền bá Sáu Lạy là một phần trong chương trình của thiên quốc. Tựa như bất cứ điều gì, nó sẽ dễ dàng hơn nhiều khi người ta làm điều đó, và sự ngượng ngùng giảm dần theo thời gian. Thiên Chúa muốn chúng ta thực hành điều này, vì vậy những gì người khác nghĩ sẽ không thành vấn đề.

 

Tóm lại, như đã thấy, Thiên Chúa và Đức Mẹ đã ban cho chúng ta một phương cách cầu nguyện hoàn hảo, trong đó có lợi thế với một số yếu tố để tạo ra một cách thức cầu nguyện mới với nhiều lợi thế hơn so với những cách cầu nguyện khác. Điều này được chứng mình qua nhiều ân sủng và thậm chí qua những phép lạ có thể đi kèm với cách thực hành cầu nguyện này. Như Kinh Thánh nói, “gió muốn thổi đâu thì thổi” (Gioan 3:8). Chúa Thánh Thần hiện diện với Sáu Lạy.

 

Hãy trở về với Thiên Chúa qua Sáu Lạy! Cho dù chúng ta đang thăng tiến trong sự cầu nguyện hoặc hoàn toàn lạ lẫm với nó. Đức Mẹ chỉ cho chúng ta thấy con đường hoán cải hàng ngày, ăn năn, cầu nguyện và đền tội.  Hãy thực hành Sáu Lạy và bạn sẽ thấy sự thăng tiến trong đời sống thiêng liêng của bạn.

 

 

 

www.nrtte.net

error: Content is protected !!