Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/nrtteorg/public_html/wp-content/themes/u-design/u-design.theme#archive on line 43
[:en]New Revelations through the Eucharist[:vi]Những Mạc Khải Mới qua Bí Tích Thánh Thể[:es]Las Nuevas Revelaciones a Través de la Eucaristía[:ph]Bago Revelations Eucharist Sa[:fr]Nouvelles Révélations à Travers L'Eucharistie[:]

[:vi]Năm Sự Thương – 100 Năm Mẹ hiện ra tại Fatima[:]

[:vi]Ngày 12 tháng 10 năm 2017

Đây là thông điệp được sự linh ứng bởi Đức Chúa Thánh Thần.

 

Chúa lo buồn, mồ hôi Người chảy ra như những giọt máu rơi xuống đất

Thứ Nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu, ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.

L.: Lạy Chúa, trong vườn Giêtsimani Chúa đang đổ mồ hôi máu; trong lúc cầu nguyện thì Chúa đã biết sự bội bạc của con người. Chúa đã thấy được sự phản bội của con người, Chúa đã nhìn thấy được trong thế hệ của nhân loại kể từ khi sự bắt đầu ở nơi Ngài vào đêm đó cho đến thế hệ của nhân loại ngày nay. Ngài thấy được sự lạnh lùng của con người, sự từ chối của con người và Ngài thấy sự bội bạc, phản bội của con người, cho nên Ngài cảm thấy khiếp sợ vì sự lạnh lùng của con người. Trong lúc những điều vây quanh Ngài, đó là đêm đen khi sự chết gần đến, nhưng Chúa vẫn một lòng, cho dù mồ hôi máu tuôn chảy, cho dù trong lúc đó, Ngài cảm thấy đau lòng và buồn bực nhưng Ngài vẫn tiếp tục bởi vì trong những lúc cảm nghiệm những gì sẽ đến với Ngài; Ngài đã nói: “Lạy Cha, nếu được xin Cha cất chén đắng này, nhưng xin đừng theo ý của con mà theo ý của Cha.” Đây là một sự vâng phục, cho dù Ngài đang trong những lúc cô đơn, và Ngài đang trong lúc nhìn thấy chung quanh Ngài là bóng đêm, ngay cả các Thánh Tông đồ đi với Ngài cũng đã ngủ ngon với giấc ngủ trong những giây phút cấp bách nhất, trong những giây phút Ngài cần nhất nhưng Ngài vẫn cô đơn, một mình để cầu nguyện. Chúng ta thấy được sự hy sinh của một Đấng Thiên Chúa, sự hy sinh của một Ngôi Hai Thiên Chúa, sự hy sinh của một Đại Hoàng Tử mà chúng ta có thể dành một chút thời gian suy niệm để cảm nghiệm lúc này. Lúc này Chúa rất là buồn và Chúa rất cô đơn, Chúa chỉ biết nhìn về Đức Chúa Cha, nhưng với một lòng cương quyết, cho dù con đường sắp tới Ngài thấy được nhưng Ngài vẫn tiếp tục vì mục đích của Ngài để cứu chúng ta, cho dù chúng ta có bội bạc, cho dù chúng ta có nguội lạnh, từ chối nhưng tình yêu của Chúa muốn làm cho chúng ta sống lại, và những điều mà chúng ta thấy với một con người mang thân xác; Ngài đầy cả quyền năng nhưng Ngài dùng một đời sống bên trong để thuyết phục chúng ta, với một đời sống bên trong tâm hồn, bên trong lòng tin, bằng bên trong sự cảm nghiệm mà chúng ta nhận ra sự hy sinh của Đức Giêsu mà Ngài đã chịu vì nhân loại, được nhắc nhở cho chúng ta qua Năm Sự Thương.

Mầu Nhiệm thứ nhất, Đức Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu, ta hãy xin cho được ăn năn tội nên. Ngày hôm nay chúng ta đã thấy, những gì Chúa đã thấy, những gì Chúa đã biết nhưng Ngài vẫn tiếp tục trọn vẹn trong chương trình với ơn cứu độ, cho nên ngày hôm nay có biết bao nhiêu người trong thế giới không nhận Ngài, không biết Ngài và chính chúng ta trong cuộc sống cũng có những lần từ chối Ngài một cách thản nhiên, một cách từ chối và còn những điều đang, đã trong thế giới của nhân loại ngày nay. Nhưng Chúa không hề trách tội, Chúa chỉ muốn cho chúng ta biết được rằng những gì Ngài đã làm cho chúng ta, cứu chúng ta, giúp chúng ta, và sự khởi đầu chinh phục bằng tình yêu, chinh phục bằng một lòng vị tha, chinh phục bằng chấp nhận tất cả những thử thách và chấp nhận cô đơn, buồn tủi để mang lại sự sống cho nhân loại, mang lại sự sống cho mỗi một người chúng ta, mang lại sự sống từng giây từng phút cho nhân loại. Đặc biệt, ngày hôm nay chúng ta thấy được anh em của chúng ta đang chìm sâu trong bóng tối, chúng ta thấy được những con người ngày hôm nay vẫn chưa nhận ra Chúa; họ vẫn tôn thờ thần bụt, họ vẫn đi sai những con đường đã làm cho một thế giới đảo điên, điên loạn mà ngày hôm nay đang đi vào thác loạn. Nhưng Chúa vẫn tiếp tục ôn tồn, tiếp tục nhắc nhở chúng ta và ngày hôm nay có ý nghĩa, sau 100 năm, tại Fatima hôm nay đúng100 năm Mẹ hiện ra. Mẹ muốn chúng ta đi vào mỗi một Mầu Nhiệm, trong đó là Bốn Mầu Nhiệm – Năm Sự Vui, Năm Sự Sáng, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng.

Hôm nay chúng ta đặc biệt với Mầu Nhiệm thứ nhất, chúng ta cảm nghiệm Năm Sự Thương mà Đức Giêsu bắt đầu đi vào đoạn đường của Thập Tự Giá; tất cả những gì Ngài làm cho chúng ta  hôm nay Ngài mong muốn chúng ta hãy nhìn vào những điều Ngài đã làm, còn về phần chúng ta là đoạn cuối của lịch sử, đoạn cuối mà hôm nay mỗi một người chúng ta xin trở lại với Chúa, mỗi một người chúng ta cần suy niệm, mỗi một người chúng ta hãy nhìn thế giới đang điên đảo ngày hôm nay mà chúng ta thay cho họ để suy niệm trong giây phút này, để suy niệm sau 100 năm Mẹ đang nhắn gởi chúng ta lần chuỗi hạt Mân Côi, xin cho con người ăn năn trở lại và xin cho con người được ăn năn tội nên. Đây là những điều vốn nhắc nhở cho chúng ta và cho cả toàn thế giới, cho nên chúng ta đặc biệt cầu xin cho con người trở lại với Thiên Chúa, cho con người nhận ra Thiên Chúa, cho con người nhận ra vai trò mà Chúa đặt để chúng ta là những người con của Chúa, là những người Kitô hữu, là những người con cái của Giáo Hội. Hôm nay chúng ta phải biết rằng sự suy niệm của Mầu Nhiệm, sự suy niệm của Năm Sự Thương rất quan trọng, để chúng ta biết công cuộc cứu độ của Thiên Chúa lớn lao biết bao để cứu linh hồn chúng ta, và ngay cả thể xác của chúng ta trong những ngày bình an, hạnh phúc. Đừng mất đi, đừng để cho nó trở thành oan uổng và đừng để cho sự đau buồn của Chúa trở về, đó là không có một cái gì để cho linh hồn chúng ta được hưởng nhờ vì Ngài chịu, Ngài rơi máu, Ngài nhỏ những giọt máu ra từ mồ hôi để cho chúng ta sự sống ngày hôm nay.

Xin cho mỗi một người hãy suy niệm và cảm nghiệm sâu như Mẹ đang dạy chúng ta lần hạt Mân Côi; mỗi một lần, mỗi một chuỗi hạt Mân Côi, mỗi một Kinh Kính Mừng chúng ta đều suy niệm thì chúng ta thấy rằng chúng ta đang sống trong những ngày tháng để đền đáp một phần nào với sự ơ thờ, hững hờ của nhân loại đang đối với Thiên Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng hãy sống với tinh thần hy sinh, trong tinh thần với một đời sống nhân chứng, trong một đời sống mà chúng ta đã đón nhận quá nhiều ơn của Thiên Chúa, để chúng ta thay tiếng nói cho anh chị em mình, thay tiếng nói cho mỗi một tội nhân ngày nay, thay tiếng nói để xin Chúa xót thương, tha thứ và cho họ được sớm trở về, sớm được nhận ra và sớm được ý thức trong đời sống thống hối ăn năn và ăn năn tội cho nên.

 

Chúa chịu đánh đòn: Bấy giờ Philatô đem Đức Chúa Giêsu đi mà đánh đòn.  

Thứ Hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn, ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.

L.: Lạy Chúa, Philatô đã phán quyết và đã truyền đem Đức Giêsu đi đánh đòn, nhưng vì đã được chọn bởi người dân, vì đã định những luật lệ vạch trần sự công bằng, can thiệp cho sự thật và là tiếng nói của dân; Philatô là một người có địa vị nhưng họ hoàn toàn đã không nhận ra sự công bằng đối với những gì trong sự thật, vì dân chúng đàn áp hay vì sợ ở nơi quyền chức của chính mình họ đã để cho người vô tội phải chịu trận. Đức Giêsu của chúng ta Ngài chịu đòn vì nhân loại, Ngài chịu đòn vì tội của mỗi một người chúng ta, Ngài chịu đòn vì tội muôn thế hệ; ngày hôm nay chúng ta hãy dành một chút suy niệm, đi vào Mầu Nhiệm thứ hai để nhận ra Đức Giêsu chịu đánh đòn; Ngài chịu đánh đòn để cho chúng ta không bị những roi đờn bởi vì tội của chúng ta gây nên và tội của toàn thế giới hôm nay; Ngài trở lại để nhắc nhở chúng ta hãy chịu đựng, hãy hãm mình, chịu khó tất cả. Trong cuộc đời của chúng ta có những ngày chúng ta bị oan ức, có những ngày chúng ta bị vu khống, có những ngày chúng ta sống giữa cuộc chiến ngày nay, có những điều lỗi chúng ta không lỗi, không làm, nhưng cuối cùng chúng ta bị hại. Đó là nạn nhân của thế giới hôm nay, của những gia đình có những người con bất tuân, có những người con không tin vào Thiên Chúa, có những người con đi tìm thần bụt để tôn thờ; cuộc đời lệch lạc của chính họ vẫn còn tiếp tục cho đến thế hệ của ngày nay.

Chúa Giêsu nhìn suốt hết tất cả, Chúa Giêsu nhìn thấy khi Ngài ở trong vườn Giêtsimani, về đủ mọi mặt, và hôm nay Ngài chấp nhận để cho Philatô  lên bản án và đưa Ngài để cho quân dữ đánh đòn. Những vết roi này chúng ta hãy suy niệm thử coi – đó chính là những vết máu, những vết thương do tội của chúng ta gây nên, nhưng Chúa vẫn một lòng vì yêu thương và trung thành trong một sứ vụ để mang lại ánh sáng và Tin Mừng bằng chính thân xác của Ngài, bằng một đời sống giáo lý của sự thật và chân lý từ trời cao ban đến cho nhân loại. Trong đoạn đường mà Ngài chấp nhận này và trong những roi đòn này mang những dấu chứng, dấu chứng của tình yêu, dấu chứng để dạy cho chúng ta nhìn thấy tội của chúng ta; những dấu chứng mà ngày hôm nay con người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ, vẫn từ chối với tình yêu và Lòng Thương Xót của Chúa. Ơn cứu độ mà chúng ta không thể từ chối được niềm tin dành cho một đời sống có chiều sâu và có một bằng chứng cho chúng ta là Ngài đến để cứu chúng ta, để thay thế cho chúng ta và chúng ta được sống; điều cần nhất là sự hợp tác của chúng ta. Trên đoạn đường của cuộc đời có rất nhiều gian nan, có rất nhiều thử thách, có những điều đau khổ cực cùng, và có những điều đau ở nơi thân xác cũng như chính linh hồn, cho nên Chúa dạy cho chúng ta hãy chịu đựng để hãm mình và chịu khó bằng lòng với những hoạt cảnh trong thế giới. Chúng ta hãy nhìn xem, chúng ta hãy so sánh xem có cái đau nào như Đức Giêsu đã đau, có sự chịu dựng nào như Đức Giêsu đã chịu và có sự hy sinh nào như Chúa đã hy sinh cho chúng ta?

Chúng ta hãy cho chúng ta cơ hội, bởi vì Chúa chịu đòn đau đớn cho chúng ta thì chúng ta phải sống một cách xứng đáng trong sự lành lặn; hãy nhớ rằng bởi vì Chúa lãnh cho chúng ta những phần đau đớn đó thì chúng ta phải sống xứng đáng với một sứ vụ, xứng đáng là một con người khi nhận ra sự thật, và sống xứng đáng để hiểu rõ rằng những gì Thiên Chúa dành và cho để chúng ta có ngày nay, để chúng ta sống trong sự lành lặn này, để chúng ta sống có những ngày chọn lựa, để chúng ta sống với những ngày mà chúng ta quyết định loại bỏ đi tội ác, loại bỏ đi tư tưởng, loại bỏ đi tất cả những điều thiếu đức tin trong chúng ta và loại bỏ sự bất chính, bất tuân vẫn nội loạn, ngoại loạn trong đời sống mỗi ngày của chúng ta. Cho nên Mẹ Maria muốn chúng ta hãy suy niệm, suy niệm những Mầu Nhiệm kỳ diệu này, suy niệm một cách kỹ lưỡng, và suy niệm để thấy rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta, mỗi trường hợp được giải quyết khi chúng ta thật sự là một người thật sự trưởng thành, là một người hiểu rõ ý nghĩa mà Mẹ đã dạy chúng ta cầu nguyện với chuỗi hạt Mân Côi; chúng ta đã gián tiếp cũng như trực tiếp nhớ đến công nghiệp mà Chúa đã làm cho chúng ta với lòng tri ơn, biết ơn, và lòng mà chúng ta trở về, vì Chúa đã chịu đau cho nhân loại, chịu chết cho nhân loại, chịu khổ hình cho nhân loại và đã chịu sỉ nhục cho nhân loại.

 

Chúa chịu đội mão gai: Các binh sĩ kết một triều thiên bằng gai nhọn đội lên đầu Người.

Thứ Ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai, ta hãy xin cho được chịu mọi sỉ nhục bằng lòng.

L.: : Lạy Chúa, Chúa đã thương yêu chúng con, và Chúa đã để cho chúng con nhận ra được tình yêu sâu thẳm của Ngài, và có chiều sâu ở nơi linh hồn; Ngài đang muốn chúng con hiểu rõ ràng triều thiên mà Ngài đang đội bằng mão gai do loài người ban tặng – đó chính là tội của chúng con, tội trong tư tưởng, tội của ý nghĩ, tội của phản loạn, tội của nội loạn và tội của những bất chính, bất tuân với những điều vốn không đi trong đường lối của Thiên Chúa. Ngài muốn chúng con hiểu được ý nghĩa của mỗi một gai nhọn để nói lên đó chính là Ngài muốn lấy đi và tẩy sạch đi sự hoen ố ở trong tư tưởng xấu xa của tội đó được gội rửa bằng giá máu của Ngài, và cái triều thiên đó để thay thế cho chúng ta được trọn hảo, trở thành những vương niệm được cài trên đầu của mỗi một phụ nữ, của mỗi một trung niên, của mỗi một thanh niên để trở thành công chúa, hoàng tử của một Đức Vua.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, quả thật là điều mà chúng con có thể dành một chút thời gian để hiểu rõ những gì trong đời sống để chúng con có thể thi hành với những điều mà Ngài mong muốn chúng con tự mỗi một người, từ mỗi một địa vị, từ mỗi một cá nhân, từ mỗi một tội nhân sẽ trở thành những con người mà Ngài khao khát, đó là khi chúng con thực hành, khi chúng con cảm nghiệm thì chúng con sẽ trở thành những thánh nhân. Quả thật không quá khó, bởi vì Chúa đã chịu vì chúng con, Chúa đã chịu tất cả để nói rõ, và nhấn mạnh rõ trong tư tưởng, trong đời sống của con người có rất nhiều điều mà ở bên ngoài vào thì không phải là những sự con người suy nghĩ với sự bất chính, bất tuân, nhưng ở bên trong thì đáng ghê sợ, đáng khủng hoảng và đáng ghê tởm. Bởi vì bên trong những điều suy nghĩ, suy diễn mà chúng ta đã phạm, đang phạm; đó là những điều con người chỉ nhìn con người với cặp mắt bề ngoài mà không nhìn những gì của bên trong thì đó là những điều mà con người ưa chuộng trong thế giới của nhân loại. Thiên Chúa muốn lấy đi điều này, bởi vì trong chúng ta những điều mà chúng ta không đi vào đường lối của Chúa, chúng ta không đi trong ánh sáng thì chúng ta bất chính, bất tuân; tội ác nó nằm ở bên trong và đó là điều cần phải được nghe để chúng ta cũng phải được rõ rằng Chúa cùng đi vào đời sống của chúng ta mỗi ngày. Đó chính là chúng ta cũng đã từng gặp sự chê bai giữa người và người, chúng ta cũng đã từng gặp những điều đau khổ, đó chính là sự khinh khi và khinh dễ giữa mọi tầng lớp, và đời sống của chúng ta trong sự tranh giành của đời sống, với chức vụ, và còn rất nhiều điều mà chúng ta cũng có những lần chịu sỉ nhục. Cho nên Chúa cũng đồng hành với những người đang chịu bị sỉ nhục vì Danh Thánh của Chúa, và cũng đang đồng hành với những con người bi oan ức trong thế giới mà họ phải chịu lấy. Ngài cũng để cho chúng ta biết rằng tất cả những sự sỉ nhục đó, những sự sỉ nhục mà Ngài chịu để chúng ta đội cái vương niệm, vương niệm để trở thành hoàng tử, trở thành công chúa và hội nhập vào thiên quốc.

Ngày hôm nay chúng ta cầu nguyện gì; Mẹ muốn chúng ta suy niệm gì? Chúng ta suy niệm về mão gai mà mỗi một cái gai nhọn đâm thâu vào Đấng cứu độ, đâm thâu vào trí não và mồ hôi máu tuôn chảy, và hôm nay vẫn còn, để tư tưởng của chúng ta đừng lệch lạc và đời sống của chúng ta hãy cương quyết, đừng để cho đời sống của chúng ta chịu những sỉ nhục nhưng cuối cùng chúng ta vẫn nằm trong một giới hạn tầm thường và bình thường; thiếu hiểu biết, thiếu lòng tin và còn những ngày nghiệt ngã của trần thế. Cho nên, chúng ta phải cương quyết để biết rằng sự chịu đựng của Chúa dành cho chúng ta và chúng ta hãy suy niệm để từng bước một trong cuộc sống chúng ta cần đổi, sự sỉ nhục của hôm nay nhưng tương lai là chúng ta được hạnh phúc bên Chúa. Sự sỉ nhục mà Chúa Giêsu chịu để chuộc tội cho nhân loại, nhưng sự sỉ nhục của những người Kitô hữu, sự sỉ nhục của những người nhân chứng cho Chúa, sự sỉ nhục của những người tiên phong ngày hôm nay, cho dù con người chê bai, từ chối nhưng chúng ta vẫn chấp nhận đi trên bước đường đồng hành với Đức Giêsu chịu sự sỉ nhục đó, để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại, mang lại cho nhân loại đó chính là vương niệm mà Chúa đã cài trên đầu của mỗi một người chúng ta, Chúa đội trên đầu của mỗi một người chúng ta. Thanh niên cũng như thiếu nữ, chúng ta hãy mạnh dạn để tiến bước, để suy niệm những gì Chúa đã làm, chúng ta hãy từ bỏ, loại bỏ những tội lỗi bất chính vẫn còn trong đời sống mà về với Chúa, để xứng đáng với cái vương niệm đang để sẵn và chờ đợi đoạn cuối cài lên đầu của chúng ta, mỗi một người, để bước vào Thánh Cung, và bước vào diện kiến Thiên Chúa.

Đây là một sự bảo đảm cho chúng ta, vì Ngài đã đi vào đoạn đường thương tích, đi vào đoạn đường của Năm Sự Thương để nói lên những sự cực cùng đau khổ, để mang chúng ta vào trong sự sống – sự sống vĩnh cửu, sự sống của thiên đàng và dạy cho chúng ta trong đời sống để chấp nhận những khó khăn đau khổ mà Ngài nhìn thấy được. Chúng ta hãy tin vào Thiên Chúa, hãy trở về với Thiên Chúa và hãy sống như chính Ngài đang dạy chúng ta. Hãy loại bỏ đi những cái tư tưởng, những điều mà con người đang đối diện, đang đối thoại với nhau như Bài Đọc I ngày hôm nay Chúa đã nói “Giữa loài người và loài người đang trách cứ về những luật lệ của Thiên Chúa.” nhưng tất cả những gì Chúa dành cho chúng ta là sự sống, Chúa dành cho chúng ta là ánh sáng, Chúa dành cho chúng ta là niềm hy vọng, và Chúa dành cho chúng ta hạnh phúc, vì Chúa chịu cho chúng ta, vì Chúa yêu chúng ta và Chúa muốn chúng ta trưởng thành trong Chúa và trong ơn cứu độ của Đức Giêsu, Con Một của Ngài.

 

Chúa vác thánh giá: Chính Người vác thập giá đến nơi kia gọi là Núi Sọ, tiếng Do Thái gọi là Golgotha.

Thứ Bốn thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác thánh giá, ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.

L.: Lạy Chúa, đoạn đường vác thập giá mà Chúa đã chịu đựng và té ngã biết bao nhiêu lần nhưng Chúa vẫn gượng để đứng dậy đi cho đến cùng đích. Thập giá là biểu tượng sự nặng nề của tội lỗi của chúng ta từng người một và từng mỗi một thế kỷ một, vẫn còn cho đến ngày hôm nay; cho nên Ngài cương quyết để cứu toàn thế giới, giai đoạn đầu tiên khi Ngài hạ thế cho đến cuối cùng ngày mà Chúa đã nói với các môn đệ khi Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể: “Thầy ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế.” Đây cũng là một biểu tượng trước khi Ngài đi vào đoạn đường Thập Tự Giá, và Chúa vẫn tiếp tục ở cùng chúng ta trong thiêng liêng; Thập Giá đó chính Ngài đã chịu đựng vác với chúng ta, cùng với chúng ta và Ngài đã vác thay cho chúng ta. Cho nên cuộc sống của chúng ta mỗi ngày trên thế trần này là những cạm bẫy, là những điều mà Thiên Chúa thấy trước rằng nếu Ngài không chấp nhận đề vác thập giá cho chúng ta thì chúng ta sẽ vác, sẽ vác vì tội của chúng ta vì thập giá không nhờ chính Ngôi Hai Thiên Chúa thì thập giá sẽ là lê thê mỗi ngày, không có đoạn cuối, cũng không có ánh sáng và cũng chẳng có hy vọng. Thập giá mà ngày hôm nay Ngài muốn nói với chúng ta Ngài đã hoàn toàn kết thúc, và đi trên những đoạn đường đó để giúp chúng ta, để dẫn chúng ta, và gợi lên cho chúng ta tất cả những sự cực cùng trong thế giới của con người và cũng là thánh giá trong cuộc sống của mọi người, mỗi ngày. Mỗi một giai đoạn trong đời sống chúng ta đều có những đau khổ riêng, những điều vốn con người không thể dễ qua được vì thế gian phải đi vào với những ngày mà chúng ta cũng có những chịu đựng vì tội đầu tiên, tội nguyên thủy và tội của chúng ta vẫn tiếp tục cho đến thế hệ ngày hôm nay.

Nhưng lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, tại sao Ngài không chọn một Ngôi Vị tốt hơn, vì Ngài là Vua, Ngài là Đại Hoàng tử, Ngài có thể chọn cách khác để chuộc tội cho nhân loại, nhưng không Ngài chọn Thập Tự Giá có ý nghĩa, Ngài chọn Thập Tự Giá là để cho chúng ta được biết cây Thập Tự Giá sẽ được giương cao và được trồng tại thế gian này. Cây thập giá mà Chúa Giêsu vác, cây gỗ khô cằn và đau vai, và còn rất nhiều điều trong sự nặng nề của tội nhưng sau khi được phục sinh vinh quang khải hoàn thì cây Thập Giá đã trở thành cây sự sống để che bóng mát cho chúng ta và chúng ta là những tội nhân được nương tựa và dựa vào bóng mát của cây sự sống đó để tiếp tục, để tiếp tục sinh tồn, để tiếp tục nhận ra giữa đúng và sai, để tiếp tục hiểu giáo lý và chân lý, để tiếp tục sống với một đời sống mà chúng ta phải có bổn phận vinh danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Chúa và sống với những đoạn đường chúng ta hiên ngang hạnh phúc đón lấy thập giá của đời mình, thập giá của đời người, thập giá mà mỗi một con người chúng ta phải vác bởi vì chính Chúa đã vác. Chúng ta hãy tiếp tục trên bước đường vì Chúa đã chọn thập giá để cứu thế giới loài người nhân loại, cứu mỗi một tầng lớp, cứu mỗi một vai trò và thập giá có ý nghĩa thành công mà Thiên Chúa đã dùng cây thập giá đó để vinh quang khải hoàn thì chúng ta cũng phải đi qua những đoạn đường thập giá mà chúng ta đang đi, sẽ đi và còn đi trong cuộc đời. Chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta xin được song hành với Chúa, được đi cùng với Chúa và xin Chúa nâng đỡ chúng ta khi đoạn đường của thập giá nặng trĩu trên vai, cho nên chúng ta phải biết rằng chính Chúa đã vác thì chúng ta cũng phải vác trên đoạn đường với những ngày nhưng cuối đường của thập giá thì Đức Giêsu và Mẹ Maria sẽ đón chúng ta dưới cuối đường của Thập Tự Giá.

Cho nên, cây Thập Tự Giá mà ngày hôm nay chúng ta suy niệm, chúng ta cảm nghiệm không phải là sự đau khổ, vì sự đau khổ Chúa Giêsu đã lãnh nhận cho chúng ta, chúng ta đang sống một nguồn sống mới, hạnh phúc mới; chúng ta phải suy nghĩ rằng cái cây thập giá này đã mang lại cho chúng ta sự sống, và Thập Tự Giá này là một nơi bằng chứng của tình yêu và sự thật, bằng chứng một nơi với sự hiện diện hôm nay, một nơi bằng chứng mà Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta mỗi một người và bằng chứng mà chúng ta ôm lấy Thập Tự Giá để được sống giữa cuộc đời này; không có gì là khó nếu chúng ta cảm nghiệm, nếu chúng ta suy niệm. Cho nên Mẹ muốn chúng ta hãy đi vào mỗi một Mầu Nhiệm của bốn Mầu Nhiệm được nói trên thì chúng ta sẽ hiểu rõ rằng cuộc sống này chúng ta để chinh phục; chúng ta đã có Chúa đi trước, còn chúng ta chỉ là những người bước theo sau, phần nặng thì Chúa vác, phần nhẹ chúng ta chỉ đỡ mà thôi. Cho nên chúng ta hạnh phúc được làm con của Chúa, được tin vào Chúa, được có Chúa và được khẳng định rằng cây sự sống sẽ là bóng mát cho chúng ta được nương thân và che chở chúng ta được những vật vã đau khổ của cuộc đời. Nhưng hãy nhìn Thập Tự Giá, sự đau khổ đó sẽ là sự chiến thắng sự đau khổ trong vinh quang khải hoàn mà Đức Giêsu đang đưa tay để nắm lấy nhân loại, đưa tay để nắm lấy mỗi một tội nhân, đưa tay nắm lấy với những con tim đang khao khát trở về.

 

Chúa chịu chết: Chúa Giêsu nói: “Mọi sự đã hoàn tất rồi người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.”

Thứ Năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá, ta hãy xin đóng đanh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.

L.: Lạy Chúa, mọi sự Chúa đã hoàn tất cho công cuộc cứu độ của loài người chúng con và xin cho chúng con hãy chiêm nghiệm, hãy chiêm ngắm để hiểu được rằng mỗi một cái Lạy Thứ Năm mà chúng con kính dâng lên Năm Dấu Thánh, để hướng về Thập Tự Giá mà Đức Giêsu chịu trần truồng để chuộc tội cho nhân loại và cuối cùng Ngài đã tắt thở trên Thập Tự Giá. Chỉ có một chiếc khăn mà chiếc khăn đó của Đức Mẹ trao lại cho Ngài; Ngài đến với thế giới này chỉ có một thân hình, không có một chiếc áo, được sanh nơi hang lừa máng cỏ, sau khi Ngài kết thúc trên thập giá cũng chỉ là một thân xác với một chiếc khăn đầu tiên mà Mẹ Maria quấn cho Ngài. Chúng ta hãy suy niệm điều này để hiểu rõ một tình yêu tuyệt đối dành cho nhân loại, và một sự hy sinh tột cùng ngoài Thiên Chúa không ai là người hy sinh và cho chúng ta điều này, là một giáo lý mà Chúa đã để lại cho thiên hạ ở nơi thế giới của con người, chính là thân xác và cuộc tử nạn của chính Ngài. Những việc của Ngài làm đó là sự thật đã xuất hiện, điều đó đến với thế gian với những năm tháng mà một Đức Vua của vũ hoàn, một Đại Hoàng tử của thiên quốc mà Đức Chúa Cha đã đưa Ngài đến với thế giới này. Chúng ta đã bao lần suy niệm điều này, chúng ta đã bao lần nhìn ngắm thánh giá? Chúng ta đã bao lần nhìn thấy mỗi một thánh đường, mỗi một bàn thờ mà chúng ta được đến để tham dự thánh lễ Misa, chúng ta có khi nào hiểu được Thập Tự Giá có ý nghĩa gì khi chúng ta là những người mỗi ngày hay mỗi tuần được đến đó để nhìn ngắm Thập Tự Giá mà Năm Dấu Thánh của ngày hôm nay được ghi rõ, được nói rõ về cái Lạy Thứ Năm mà Mẹ Maria chỉ dạy cho chúng ta?

Biết bao nhiêu điều ẩn dấu ở bên trong của chiều sâu mà linh hồn của Chúa trăn trở đến giờ sau cùng; Chúa nhìn thấy sự bội bạc vẫn còn và Chúa nhìn thấy được sự ngạo nghễ của những quân dữ và Chúa cũng nhìn thấy được những con người hàng ngày họ đã thấy Ngài, và họ đã từng được chữa lành, những người đó cũng được chữa lành từ nơi tay của Đức Giêsu, nhưng trong cuộc tử nạn những người đó giơ tay lên để “Đóng đinh nó đi”. Cuối cùng, Chúa chìu theo, Chúa chìu theo những lời mà con người muốn và Ngài chịu đón nhận một bản án, một bản án vô tội trên chính con người của Ngài để chuộc lấy sự ơ thờ, phản bội của loài người chúng ta, để chuộc lấy cho mỗi một tội nhân vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và sự ngoan cố cứng lỳ, chai đá vẫn còn cho đến thế hệ của nhân loại này. Hôm nay chúng ta có thể cảm nghiệm để suy niệm, vì Chúa một mực: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Một Thiên Chúa của chúng ta tha bổng cho nhân loại vì sự kết án mà Ngài là Đấng vô tội, chúng ta thấy được điều này ai có thể làm, và ai có quyền làm và ai có thể chịu đựng như Đức Giêsu đã, đang và vẫn còn những lời thì thầm với mỗi một linh hồn của chúng ta?

Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con, sự vô tình và sự bội bạc của loài người, trong số đó có chúng con, chúng con là những tội nhân, là những phạm nhân vẫn còn cho đến ngày hôm nay. Cho nên Chúa vẫn tiếp tục, Chúa vẫn tiếp tục hy sinh thêm, Chúa vẫn tiếp tục đem những lời thì thầm đó để gởi đến cho mỗi một tâm hồn khi họ lắng nghe, khi họ cảm nghiệm, khi họ suy niệm để họ hiểu rõ những gì mà Chúa đã dành và trân quý chúng ta, trân quý linh hồn của chúng ta, Ngài thương yêu và thương tiếc chúng ta, cho dù chúng ta có bội bạc, cho dù chúng ta có khờ dại, cho dù chúng ta có từ chối nhưng Chúa vẫn đi tìm và Chúa đã tha cho chúng ta trước khi chúng ta trở về.

Ngày hôm nay Chúa muốn nói với mọi người chúng ta trong nhân loại, vì tất cả những việc trong đời sống hàng ngày chúng ta chỉ chịu những thử thách bé nhỏ trong thân phận của con người, chúng ta cũng phải chịu Thập Tự Giá trong cuộc sống của mỗi một con người và mỗi một đời sống của kiếp làm người để chúng ta hãy xin được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa. Chúng ta thấy được – một Đấng Thiên Chúa đã đến với thế gian trong sự hy sinh cho đến giây phút cuối cùng và chết thê thảm trên Thập Tự Giá thì thân phận của con người ngày hôm nay tội chúng ta phải đền và tội chúng ta vẫn còn, chưa thấm, chưa đủ, chúng ta than van khóc lóc. Chúng ta chỉ chịu một phần nào đó thì chúng ta phản loạn để đi tìm những gì thuộc về mình, chúng ta theo ý riêng của mình và chúng ta còn tiếp tục ngoan cố cứng lỳ để che đậy cái sai của chúng ta, che đậy cái lỗi lầm của chúng ta, che đậy với những lời mà chúng ta cần phải nghe để tỉnh thức trở về; vì chúng ta đã quá kiêu ngạo, chúng ta đã quá dửng dưng, chúng ta đã quá phản bội như Chúa đã nhìn thấy. Ngày hôm nay, chúng ta đã thấy rằng mục đích duy nhất ngày hôm nay Mẹ muốn chúng ta suy niệm với Năm Sự Thương, để chúng ta hiểu được tình yêu bao la của Thiên Chúa, không phải chỉ là đoạn đầu trong lịch sử với những ngày ở trên đồi Gôngôtha hay được ghi chép ở nơi sách sử mà Chúa đang ở trong lòng mỗi một người chúng ta;  Chúa đang để cho mỗi một tội nhân ngày hôm nay hãy đến với Cha bởi vì Cha đã chuộc tội cho con, Cha đã tha thứ cho con và con hãy đến gần Cha để đón nhận những ân sũng hồng ân bao la đó;, sự sống lại phục sinh do Cha dành cho con, và con hãy đón nhận để bước vào cuộc đời mới mà Cha muốn nhìn con hạnh phúc, bình an và trưởng thành.

Hởi những trái tim đang khô khan nguội lạnh, hởi trái tim đang băng giá của con người và sự ngoan cố cứng đầu của chúng ta ở nơi đời sống của thực tại; chúng ta hãy đứng dậy và trở về; đừng đi theo những điều của thế gian, đừng đi theo những điều tầm thường, bình thường và đừng đi theo thần bụt nó không làm gì được cho con, nó không chết cho con và nó không để lại cho đời những điều cần thiết mà hôm nay chúng con cần nghe, chúng con cần biết. Nước mắt của Mẹ đã nhỏ bằng những giọt lệ máu, bằng nước mắt ngấn lệ đi tìm tất cả mỗi một người chúng ta. Hãy nhìn về Con của Mẹ, hãy nhìn sự xác tín mà Con của Mẹ đã chết trên Thập Tự Giá vì chúng ta, vì mỗi một người trong nhân loại, vì mỗi một tầng lớp. Hãy trở lại và hãy đứng dậy để nhận ra được tình yêu của Chúa mà trở nên cải thiện, mà trở nên tin vào Đức Giêsu Kitô và tin vào Ngôi Hai Thiên Chúa sẽ được sống, và sẽ được tiếp tục tồn tại. Vì Mẹ luôn bảo vệ chúng ta, vì Mẹ muốn chúng ta hiểu được ý nghĩa lớn lao này, Mẹ muốn chúng ta tất cả mọi người đều về thiên quốc với Mẹ, và được hạnh phúc bên Đức Giêsu Kitô, vì Ngài đã hoàn toàn chịu hết tất cả để thay thế cho chúng ta được sống trong linh hồn cũng như những ngày đầy ý nghĩa mà chúng ta đang sống trên trần thế.

Lạy Chúa, hôm nay Chúa dành cho chúng con giây phút này để đi sâu vào Năm Sự Thương, để nói lên tất cả những gì mà Chúa muốn nói với mỗi một tội nhân hôm nay, Chúa muốn nói với mỗi một tâm hồn, Chúa muốn nói với mỗi một kiện tác, Chúa muốn nói với mỗi một thanh niên, giới trẻ và Chúa muốn nói với mỗi một con người chúng ta. Chúng ta đừng để cho kẻ thù lừa gạt, với ham chơi, với hưởng thụ, với tất cả với lý lẽ của đời sống của con người mà hãy hy sinh với những giây phút suy niệm với Năm Sự Thương, suy niệm với những chuỗi hạt Mân Côi, đó chính là kho tàng được ẩn dấu với một đời sống vĩnh viễn muôn đời hạnh phúc bên Chúa, và những ngày ý nghĩa để dẫn dắt chúng ta đi trong giáo lý, dẫn dắt chúng ta đi những ngày với sự thật, dẫn dắt chúng ta về với sự thiện cần có, qua sự nhắc nhở mà hôm nay được sống động sau 100 năm với những gì cần làm, những gì phải làm và những gì dứt khoát để cúi đầu phủ mình trước Thiên Chúa qua Năm Dấu Thánh để hiểu rõ những gì mà Ngài ban, Ngài cho và để chúng ta chứng minh cho sự thật, chứng minh cho đời, chứng minh cho tất cả những người anh chị em của chúng ta trên con đường bước về, trên con đường nhận diện, trên con đường với chuỗi hạt Mân Côi mà Mẹ nhắn gởi cho nhân loại 100 năm về trước và 100 năm về sau, hiệp cùng với Sáu Lạy để chúng ta cùng nhau về với Thiên Chúa của chúng ta, để được cứu giúp với những ngày cấp bách, và là bằng chứng để dẫn dắt chúng ta trong sự hiệp nhất mà về với Thiên Chúa qua ơn cứu độ mà Đức Giêsu đã chịu thay cho chúng ta trong nhân loại. Mẹ không muốn điều này trở thành hư vô, trở thành hư không mà chúng ta chỉ dựa vào tiền bạc, danh lợi, của phù du rồi nó cũng sẽ là những của mà chúng ta không đem theo được; khi chúng ta đến với mồ sâu, với huyệt đá hoàn toàn cô đơn, lạnh lẽo và chúng ta phải chịu trách nhiệm khi chúng ta không cảm nghiệm được ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô, Chúa của chúng ta.

 

* Sứ giả vô danh, L., là một người nhập cư Mỹ từ Việt Nam. L. có một đời sống cầu nguyện đầy nhiệt huyết tập trung vào sự tham dự các Thánh Lễ và chầu Bí tích Thánh Thể. L. nhận được các thông điệp bằng cách phát biểu nội tâm và có thể chụp được những hình ảnh thần kỳ của Thánh Thể trên điện thoại di động của cô. Khi Chúa Giêsu cho L. các thông điệp, là như thể một người Cha yêu thương đối với những người con của mình (để biết thêm về điều này xin vui lòng xem trang chủ của www.nrtte.net).

Những Mạc Khải Mới qua Bí Tích Thánh Thể

 

 

 

 

 [:]

error: Content is protected !!