Những Mạc Khải Mới qua Bí Tích Thánh Thể

Sáu Lạy

  

 Tràng Hạt Sáu Lạy

Lời Cầu Nguyện Sáu Lạy trước khi rước lễ

 Sáu Lạy – Ngôn ngữ khác (tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Trung Quốc)

CÁCH THỰC HÀNH SÁU LẠY:


Cách thực hành Sáu Lạy

Sáu Lạy, được mạc khải cho sứ giả, Lucia là một phương cách mạnh mẽ nhất để trở về với Thiên Chúa và sự hoán cải hằng ngày. Tốt nhất, nên thực hành Sáu Lạy trước Thánh Thể, và thực hành trước bàn thánh, trước cây thánh giá, và trước ảnh Lòng Chúa Thương Xót hoặc một hình ảnh của Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Sáu Lạy biểu hiện ước muốn của chúng ta để trở về với Thiên Chúa hoặc để tiến đến gần hơn với Ngài.  Với toàn thể con người của chúng ta – linh hồn và thân xác – đầu phục và phục tùng, chúng ta khiêm tốn cầu xin sự tha thứ của Ngài và xin dâng lên các ý nguyện của chúng ta với Thiên Chúa và Đức Mẹ, xin sự giúp đỡ từ bi và sự bảo vệ của các Ngài. Đồng thời, chúng ta khao khát gợi lên ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, như trong ngày Lễ Ngũ Tuần đầu tiên. Chúng ta cầu xin cùng ngọn lửa này chiếu sáng linh hồn và trái tim chúng ta, cho chính chúng ta và toàn thế giới – để đức tin của chúng ta được củng cố và hiển thị cho nhân loại trở về với Thiên Chúa. Lý tưởng nhất là Sáu Lạy nên được thực hành hàng ngày.

 

Sáu được thực hành theo cách sau đây:

Thứ Nhất, quỳ gối và cúi đầu xuống trước Thiên Chúa Cha.

Thứ hai, trước khi dâng lên những lời cầu nguyện cho mỗi lạy, chắp hai bàn tay lại với nhau ngay vị trí trái tim của bạn; đưa hai bàn tay thẳng ra trước mặt bạn*, rồi nâng chúng lên thẳng lên trời với cả hai bàn tay chắp lại với nhau trên đầu của bạn**, bằng cách này chúng ta biểu hiện rằng chỉ có một Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng và tôn kính.

Thứ ba, hạ cánh tay và đặt khuỷu tay của bạn trên sàn nhà; cúi xuống cho đến khi trán chạm mặt đất. Đồng thời, quỳ trên đôi chân với hai bàn tay chắp lại trong vị trí cầu nguyện đặt trên đầu bạn. Điều này có nghĩa là bạn đang kêu gọi sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và những ân sủng Ngài ban khi dâng lời cầu nguyện từ trái tim của chúng ta.

Thứ tư, vẫn ở vị trí này trong khi bạn cầu nguyện, tôn vinh và thờ phượng Thiên Chúa hay tôn kính Mẹ Maria. Sau khi phát biểu mỗi lạy, hãy dâng những lời cầu nguyện của bạn lên Thiên Chúa hay Đức Mẹ, tùy thuộc vào mỗi lạy bạn đang dâng. Đó là những lời cầu nguyện từ trái tim và tâm trí bạn trong sự tạ ơn và cầu xin cho thế giới; cho Giáo Hội; cho các linh mục và tu sĩ; cho những linh hồn trong luyện ngục; cho gia đình, cho sức khoẻ, cho mọi vấn đề trong cuộc sống; cho quốc gia và những người lãnh đạo; hoặc bất kỳ lời cầu nguyện nào khác mà bạn cảm hứng để dâng lên.

 

Thứ năm, trước mỗi lạy, hãy nói lớn tiếng hoặc thầm lặng:

⦁ Lạy Thứ Nhất con xin dâng lên Đức Chúa Cha (vào cuối lời cầu nguyện thì bạn nói “Totus Tuus” ***).

⦁ Lạy Thứ Hai con xin dâng lên Đức Chúa Con (vào cuối lời cầu nguyện thì bạn nói “Totus Tuus”).

⦁ Lạy Thứ Ba con xin dâng lên Đức Chúa Thánh Thần (vào cuối lời cầu nguyện thì bạn nói “Totus Tuus”).

⦁ Lạy Thứ Tư con xin dâng lên Mình Máu Thánh Chúa Giêsu (vào cuối lời cầu nguyện thì bạn nói “Totus Tuus”).

⦁ Lạy Thứ Năm con xin dâng lên Năm Vết Thương Thánh của Chúa Giêsu (vào cuối lời cầu nguyện thì bạn nói “Totus Tuus”).

⦁ Lạy Thứ Sáu con xin dâng lên Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria và cho sự chiến thắng của Mẹ (rồi bạn cầu nguyện từ trái tim của bạn lên Đức Chúa Cha – trước tiên là tạ ơn Thiên Chúa Cha vì đã ban Đức Mẹ cho chúng ta, sau đó xin Ngài cho phép dâng lạy này lên Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria và cho sự chiến thắng của Mẹ (vào cuối lời cầu nguyện thì bạn nói “Totus Tuus”).

Cuối cùng, sau khi dâng lên Sáu Lạy và những lời nguyện từ trái tim mỗi người, chúng ta dâng lời cầu nguyện với Thánh Cả Giuse, các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael; tất cả các thánh Thiên Thần; các Thiên Thần bản mệnh của chúng ta; và tất cả các Thánh Nam Nữ — và nhờ sự bảo vệ và cầu bầu của các Ngài.

Nếu bn thc s không th thc hin đưc Sáu Lạy, bn có th gt đu, cúi đu, hoc quỳ gi, hoc ch ph phc trái tim mt cách thiêng liêng và dâng li cu nguyn.

 

* Khi làm điều này, chúng ta dâng ước nguyện lên Thiên Chúa rằng chúng ta muốn trở về với Ngài bằng trái tim và linh hồn của chúng ta.

** Khi làm điều này, chúng ta thưa với Thiên Chúa rằng chúng ta muốn trở về với Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa độc nhất mà chúng ta thờ phượng, Thiên Chúa mà chúng ta tin tưởng, Thiên Chúa mà chúng ta phủ phục và suy tôn. Và chúng ta cầu xin Đức Chúa Thánh Thần đốt lên ngọn lửa cho thế giới loài người, cho trái tim và linh hồn của chúng ta – nhờ ngọn lửa của Chúa Thánh Thần, đức tin của chúng ta sẽ lớn lên và chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa thiện và ác, để nhìn nhận ra Thiên Chúa bằng Sáu Lạy của chúng ta, với tấm lòng ăn năn và thống hối.

*** “Totus Tuus” (tiếng Latin là [Tôi] hoàn toàn thuộc về Người) nói với Ngôi Vị được dâng trong mỗi lạy. Đó là một thành ngữ của Thánh Louis de Montfort và cũng là phương châm của Thánh Gioan Phaolô II.)


(Đây không phải là lần đầu tiên mà bái lạy đã được tiết lộ trong mặc khải riêng. Tại Fatima vào năm 1916, Thiên thần đã dạy ba mục đồng bái lạy.

 

Trong lần đầu tiên, sau khi Thiên thần tiến lại gần, chị Lucia kể lại, “Và Thiên thần nói: “Đừng sợ! Tôi là Thiên thần Hòa bình.

 

Hãy cầu nguyện với tôi”. Thiên thần quỳ xuống và trán chạm mặt. Với một sự thúc đẩy siêu nhiên, chúng tôi đã làm theo như vậy, lặp đi lặp lại những lời chúng tôi nghe thiên thần nói: “Lạy Chúa! Con tin, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Con xin Chúa tha thứ cho những ai không tin, không thờ lạy, không trông cậy,và không yêu mến Chúa.”

Sau khi lặp lại lời cầu nguyện ba lần thì Thiên thần đứng lên và nói với chúng tôi: “Hãy cầu nguyện theo cách này […]”.

 

Sau khi Thiên thần kêu gọi ba trẻ mục đồng hãy thường xuyên cầu nguyện và làm việc đền tội trong lần hiện ra thứ hai. Chị Lucia kể lại: “Vì lý do này mà chúng tôi bắt đầu từ đó về sau hiến dâng lên Đức Chúa tất cả mọi đau khổ và sỉ nhục.

Tuy nhiên chúng tôi không tìm các hình thức hành hạ thể xác và thống hối khác mà chỉ quỳ bái lạy hết giờ này sang giờ khác với trán chạm mặt đất, lặp đi lặp lại những lời cầu nguyện Thiên Thần đã dạy cho chúng tôi”.

Sau đó, trong lần hiện ra thứ ba và cuối cùng, Thiên thần đã lạy hai lần – một lần khi chầu Thánh Thể và một lần sau khi cho ba trẻ mục đồng rước Mình Thánh Chúa, trong khi giảng dạy cho ba trẻ những gì có thể được mô tả như lời cầu nguyện Thánh Thể. Sau cùng, nữ tu Lucia đã cúi đầu quỳ lạy trong khi đọc kinh cầu nguyện của Thiên thần trước khi nữ tu được Đức Mẹ hiện ra với mình lần cuối ngày 13 tháng 6 năm 1929, trong nhà nguyện tu viện của nữ tu.)


 

error: Content is protected !!