Những Mạc Khải Mới qua Bí Tích Thánh Thể

Đức Mẹ La Vang

Đức Mẹ La Vang
Ngày 26-04-2020

Đức Mẹ La Vang

 

Trong cơn bắt đạo tàn khốc vào cuối thế kỷ thứ 18, giáo dân chạy trốn đến vùng rừng núi La Vang. Tối đến mọi người tụ nhau cầu nguyện và đọc Kinh Mân Côi. Một lần đang khi cầu nguyện, những người hiện diện bất chợt thấy trong hào quang rực rỡ, một Người Nữ đẹp tuyệt vời, mặc áo choàng, hiện ra gần một đại thụ.

 

Các Kitô hữu tại đây nhận ra chính là Đức Mẹ Maria vì Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng và có hai thiên thần cầm đèn tháp tùng. Đức Mẹ an ủi những người hiện diện và dạy họ bẻ lá cây quanh đó nấu uống sẽ được lành bệnh.

 

 

Đức Mẹ cũng hứa bất cứ ai tới cầu nguyện tại đây sẽ được Đức Mẹ ban ơn phù hộ. Đức Mẹ hiện ra với các tín hữu tại đây nhiều lần trong thời gian này. Đồng bào đến ở La Vang ngày càng đông, và vào những lúc vua quan nới rộng việc bắt đạo, bà con đã dựng một nhà thờ nhỏ dâng kính Đức Mẹ tại vùng đất Đức Mẹ hiện ra.

 

 

Thời quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân (1775 – 1786), ít ra hai lần có lệnh bắt đạo vào năm 1779 và năm 1783, nhưng cả hai lần lệnh không được thi hành gắt gao, giáo dân vẫn ung dung, chỉ có vài nơi quan địa phương lợi dụng cơ hội ức hiếp người công giáo, dọa tịch thu ruộng đất, đòi tiền hoặc buộc họ tham gia vào các việc cúng bái, tế thần hoặc mê tín dị đoan.

 

 

Thời Quang Trung Nguyễn Huệ làm chủ Phú Xuân (1786 – 1792) chỉ có một lần nhà vua hạ lệnh lùng bắt các thừa sai vào giữa năm 1790, vua Quang Trung chuẩn y lệnh khám xét, bắt giam các thừa sai.

 

 

Thời Minh Mạng (1820 – 1840) có nhiều cuộc bắt đạo ác liệt xảy ra trong thời gian này; nhất là từ 1833 về sau.

 

 

Đức Mẹ hiện ra tại La Vang xảy ra trong thời vua Tây Sơn Cảnh Thịnh, nghĩa là trong khoảng các năm từ 1792 – 1801. Căn cứ vào lịch sử, ta biết vào thời vua Cảnh Thịnh có cuộc bắt đạo năm 1798. Tuy chỉ xảy ra trong vòng một tháng nhưng gắt gao và ác liệt.

 

 

Tại họ đạo Thợ Đúc quân lính hùng hổ bố ráp, bắt người, đánh đập giáo dân và các nữ tu Mến Thánh Giá nhằm tìm ra nơi trú ẩn của các thừa sai. Để tránh thiệt hại cho giáo đoàn Thợ Đúc, Cha Emmanuen Nguyễn Văn Triệu đã tự ra nộp mình. Binh lính mừng rỡ đóng gông giải cha về ngục.

 

 

Thừa sai Girard trong thư đề ngày 25-06-1801 cho biết cuộc bách hại này chỉ xảy ra dữ dội trong khoảng một tháng bởi vì đã có bất hòa trong nội bộ Tây Sơn. Họ lo chém giết lẫn nhau nên để yên cho người Công Giáo.

 

 

Khoảng một tháng, theo thư thừa sai Girard tức là từ ngày 07-08-1798 đến 07-09-1798. Vậy, đã có căn cứ để kết luận sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang xảy ra vào năm 1798, từ tháng Tám đến đầu tháng Chín.

-o0o-

 

 

Đức Mẹ muốn kỷ niệm ngày Mẹ hiện ra tại La Vang:

26 tháng Tư

Mẹ Maria:

 

Các con thương yêu c

ủa Mẹ, bình an của Mẹ đến với tất cả các con. Hôm nay là một ngày rất đặc biệt, quả thật, Mẹ muốn dù là ngày này có chính xác hay không, nhưng Mẹ muốn các con chọn ngày này, bởi vì nằm trong tình trạng của những ngày căng thẳng nhất của cơn đại dịch trong thời đại của hiện tại mà chúng con đang lắng lo sợ hãi […]

 

 

Những gì cần thì Chúa Thánh Thần đã dạy chúng con, vì Chúa Thánh Thần là Đấng dạy dỗ. Những lời mà các con được đón nghe từ Chúa Thánh Thần thì Đức Chúa Cha, Ngài cũng lắng nghe và Ngài luôn can thiệp theo đó để Ngài an bài cho các con […]

 

 

[…] đối với đại dịch xảy ra hôm nay, số người công chính thì quá ít, số người tin nhận cũng quá ít và số người phục thiện trở về cũng quá ít.

 

 

[…] đến lúc sẽ có những hiện tượng xảy ra và đó cũng là điều thực tế nhất mà con người cần nhận ra […]

 

Trích thông điệp của Đức Mẹ

“Ngày Mẹ hiện ra tại La Vang”

Ngày 26-04-2020

-o0o-

 

 

Ngày 7 tháng 9 năm 1885, đoàn người theo đảng Văn Thân tàn sát và thiêu hủy nhà cửa các tín hữu Công Giáo họ Cổ Vưu. Ngày hôm sau, họ kéo vào La Vang, nhưng dân cư đã chạy trốn lên núi, họ vơ vét tài sản, rồi phóng hỏa đốt hết nhà cửa, nhưng không dám đốt nhà thờ Đức Mẹ, vì họ nghe tiếng Đức Mẹ linh thiêng. Ngày 9 tháng 9 năm 1885, nhóm Văn Thân, đã tàn sát giáo dân tại Cổ Vưu và đốt nhà cửa các tín hữu tại La Vang.

 

 

Ngày 12 tháng 9 năm 1885, một số giáo dân La Vang từ núi trở về, chẳng may ba mươi người bị quân Văn Thân chận bắt và thiêu sát. Trong đó có ông Thoàn đứng ra xin đặc ân được chết trên nền nhà thờ Đức Mẹ tuy đã bị đốt. Ông và hai mươi chín bạn đồng đạo bị trói thiêu sống trên nền nhà thờ Đức Mẹ La Vang.

 

 

Về sau, một số giáo dân La Vang kể lại rằng ít ngày sau khi nhà thờ Đức Mẹ La Vang bị đốt, các giáo dân ẩn trên núi gần đó thấy nhiều đêm tại nền nhà thờ đèn sáng trưng và nghe tiếng người cầu kinh. Tuy Nhà thờ bị đốt, nhưng bàn thờ và các chân đèn bằng gỗ chỉ cháy sém.

 

 

Cuộc bách đạo chấm dứt, giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ và nhiều lần trùng tu. Ngày 22 tháng 8 năm 1961, thánh đường Đức Mẹ La Vang được Tòa Thánh nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Tại đây, ngày 22 tháng 8 năm 1961, đức Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền, tổng giáo phận Huế, sau khi tuyên đọc Sắc Lệnh của Tòa Thánh nâng thánh đường Đức Mẹ La Vang lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường, ngài tuyên bố: ‘Kể từ nay, Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là Nhà của Mẹ, đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc.

 

error: Content is protected !!